Với phương châm Chất lượng – Uy tín đưa lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng truyền tải nội dung, thông điệp thông qua tem nhãn dán thực phẩm, để tao độ tin cậy cho khách hàng.
Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Các mặt hàng phổ biến nhất hàng ngày như: thịt , cá, rau , củ …. Đặc biệt các mặt hàng đông lạnh, mặt hàng nhập khẩu…. không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng nhái các thương hiệu lớn tràn lan trên thị trường .
Để chung tay dập tắt tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Nhãn dán thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng giúp việc truy xuất nguồn gốc sản xuất. Ngoài ra giúp định danh thương hiệu rõ ràng và dễ dàng hơn cho người tiêu dùng. Qua đó thì tem nhãn thực phẩm đóng vai trò quan trọng nhất để tiếp thị sản phẩm. Định danh thương hiệu của Doanh nghiệp. Đại diện cho độ Uy Tín và chuyên nghiệp của Thương Hiệu trong mắt ngườii tiêu dùng.
Đặc điểm tem nhãn thực phẩm
Tem nhãn thực sử dụng trong môi trường ẩm ướt (đá, ngăn lạnh). Nên dễ bị thấm nước làm bủn rách tem nhãn, phai màu với các loại tem nhãn giấy. Tuy nhiên do độ an toàn thời gian sử dụng tương đối ngắn có thể khắc phục được nhược điểm nhờ kỹ thuật cáng lớp màng mỏng nilon phía trên để hạn chế thấm nước.
Chất liệu in nhãn thực phẩm phù hợp nhất
Decal giấy: Tiết kiệ mchi phí nhờ giá rẻ nhất trong các loại, cán bóng hoặc mờ để tăng độ bền và sử dụng lâu hơn.
Decal nhựa PP, PE: độ bền cao, hình ảnh đẹp khó bị phai màu bong tróc, chi phí in cao nhiều lần với decal giấy
Lựa chọn decal, tem dán thực phẩm phù hợp
Để có thể lựa chọn được decal in tem dán thực phẩm phù hợp cho đơn vị sản xuất, phân phối, kinh doanh thực phẩm thì bạn cần phải lưu ý đến môi trường hoạt động cũng như loại thực phẩm được bán :
– Với các mặt hàng thực phẩm khô như thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, gia vị chai, lọ… Hoặc những thực phẩm ngắn ngày mà không phải tiếp xúc với nước hay môi trường cấp đông như: Rau, củ quả đóng gói thì có thể chọn decal giấy thường để in. Chi phí thấp và đáp ứng được nhu cầu
– Còn với những thực phẩm hàng đông lạnh sử dụng trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ thấp như tủ đông, tủ mát, môi trường nước… để đảm bảo được tính bền chắc cũng như khả năng bám dính của tem nhãn thì bạn nên dùng decal PVC. Vừa có độ dẻo, không thể xé rách bằng tay và vừa kháng được nước.
– Còn đối với các mặt hàng cao cấp hơn, cần hiệu ứng đẹp hơn như các dòng chai nước mắm trên thị trường như ánh nhũ nhiều màu, bóng nổi, cát nhám…Hiệp Phước vẫn có thể làm được với chất lượng tiêu chuẩn cao nhất. Chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng chất liệu decal phù hợp về thẩm mỹ và giá thành.
Đặt in tem nhãn thực phẩm số lượng lớn ở đâu tại TpHCM?
Tại tphcm Khách hàng có thể đặt in nhãn thực phẩm tại công ty in Hiệp Phước label:
- Các máy in flexo mới nhất từ MỸ, Nhật..
- Công suất in từ vài triệu nhãn mỗi ngày
- In tem nhãn chuyên nghiệp như nhãn thương hiệu the Bol, Total,…
- Đảm bảo khách hàng hài lòng về chất lượng và dịch vụ
Hiệp Phước Labels với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn hơn 15 năm, hiện tại đã và đang là nhà cung cấp cho các nhãn hàng thực phẩm lớn trong nướ. Chúng tôi tự tin và cam kết sẽ đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm hoàn hảo nhất !
Xem thêm: 10+ Điều cần biết về: Tem nhãn thực phẩm gia vị
Lợi ích của việc sử dụng tem nhãn thực phẩm
Nhãn dinh dưỡng có thể giúp bạn lựa chọn sản phẩm và kiểm soát lượng thức ăn.
Hầu hết các loại thực phẩm đóng gói sẵn có dán nhãn dinh dưỡng ở mặt sau hoặc mặt bên bao bì.
Nhãn thực phẩm bao gồm thông tin về: Năng lượng ở dạng kilojoule (kJ) và kilocalo (kcal), thường dùng calo hơn. Chúng cũng bao gồm thông tin về chất béo, chất béo bão hòa, carbohydrate, đường, protein và muối. Tất cả các thông tin dinh dưỡng được cung cấp theo đơn vị 100 gram, đôi khi theo đơn vị khẩu phần thực phẩm.
Siêu thị và các nhà sản xuất thực phẩm hiện nay trình bày thông tin: Năng lượng, chất béo, chất béo bão hòa, đường và hàm lượng muối trên mặt trước của bao bì. Cùng với nhu cầu dinh dưỡng tham khảo cho mỗi chất.
Bạn có thể sử dụng nhãn dinh dưỡng để giúp bạn lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng hơn. Một chế độ ăn uống cân bằng cần phải:
- Cắt giảm chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), muối và đường.
- Thực phẩm chính cho bữa ăn nên là các loại thực phẩm giàu tinh bột như: Khoai tây, bánh mì, mì ống và gạo. Nếu có thể hãy lựa chọn các loại hạt nguyên cám (gạo lứt).
- Ăn nhiều trái cây và rau quả – ăn ít nhất “5 phần” rau quả (khoảng 400g) bao gồm nhiều loại rau quả khác nhau mỗi ngày.
- Ăn một số loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu, sữa và thực phẩm từ sữa.
Nhãn dinh dưỡng ở mặt sau hoặc mặt bên bao bì
Nhãn dinh dưỡng thường được trình bày ở dạng bảng hoặc lưới ở mặt sau hoặc mặt bên bao bì. Ví dụ, dưới đây là nhãn dinh dưỡng ở mặt sau bao bì của một ổ bánh mì trắng.
Loại nhãn này bao gồm thông tin về năng lượng (energy) (kJ / kcal), chất béo (fat), chất béo bão hòa (saturates), carbohydrate, đường (sugar), protein và muối (salt). Nó cũng có thể cung cấp thêm thông tin về các chất dinh dưỡng nhất định như chất xơ (fibre). Tất cả các thông tin dinh dưỡng được cung cấp theo đơn vị 100 gram, đôi khi theo đơn vị khẩu phần ăn.
Làm thế nào tôi có thể biết được một loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất béo bão hòa, đường hoặc muối?
Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn biết một thực phẩm có chứa nhiều chất béo, chất béo bão hòa, muối hoặc đường hay không.
Tổng số chất béo (total fat)
Cao: hơn 17,5g chất béo/100g
Thấp: 3g chất béo hoặc ít hơn/100g
Chất béo bão hòa (saturated fat)
Cao: hơn 5g chất béo bão hòa/100g
Thấp: 1,5g chất béo bão hòa hoặc ít hơn/100g
Đường (sugar)
Cao: hơn 22,5g đường/100g
Thấp: 5g đường hoặc ít hơn/100g
Muối (salt)
Cao: hơn 1,5g muối/100g (hoặc 0,6g natri)
Thấp: 0,3g muối hoặc ít hơn/100g (hoặc 0,1g natri)
Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng để cắt giảm chất béo bão hòa, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều hơn 5g chất béo bão hòa trên 100g thực phẩm.
Một số nhãn dinh dưỡng ở mặt sau hoặc mặt bên bao bì cũng cung cấp thông tin về nhu cầu dinh dưỡng tham khảo (RI).
Nhãn dinh dưỡng trên mặt trước của bao bì
Hầu hết các siêu thị lớn và nhiều nhà sản xuất thực phẩm cũng trình bày thông tin dinh dưỡng trên mặt trước của thực phẩm đóng gói. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn so sánh nhanh các loại thực phẩm khác nhau khi nhìn lướt qua.
Nhãn dinh dưỡng trên mặt trước bao bì, chẳng hạn như nhãn trong hình trên, thường cung cấp thông tin:
- Năng lượng
- Hàm lượng chất béo
- Hàm lượng chất béo bão hòa
- Hàm lượng đường
- Hàm lượng muối
Loại nhãn này cung cấp thông tin về số gam chất béo, chất béo bão hòa, đường và muối. Đồng thời cung cấp chỉ số lượng năng lượng (kJ và kcal). Tuy nhiên, cần chú ý rằng định nghĩa của nhà sản xuất về “một phần” có thể khác so với bạn nghĩ.
Một số nhãn dinh dưỡng trên mặt trước bao bì cũng cung cấp thông tin về nhu cầu dinh dưỡng tham khảo.
Nhu cầu dinh dưỡng tham khảo (RI)
Nhãn dinh dưỡng cũng có thể cung cấp thông tin để biết được một loại thực phẩm hay thức uống có phù hợp với chế độ ăn uống hàng ngày của bạn hay không.
Nhu cầu dinh dưỡng tham khảo là những hướng dẫn về lượng dinh dưỡng ước lượng của các chất dinh dưỡng. Năng lượng cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
Tìm hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng tham khảo dành cho người lớn. (liên kết đến mục 3.b.3)
Mã màu đỏ, vàng và xanh lá
Một số nhãn dinh dưỡng trên mặt trước bao bì sử dụng mã màu đỏ, vàng và xanh lá (như hình trên).
Thông tin dinh dưỡng mã màu cho bạn biết ngay một thực phẩm có lượng chất béo, chất béo bão hòa, đường và muối cao, trung bình hay thấp.
- Màu đỏ là cao
- Màu vàng là trung bình
- Màu xanh lá là thấp
Tóm lại, càng có nhiều phần màu xanh lá trên nhãn, sự lựa chọn đó càng tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn mua một loại thực phẩm mà trên nhãn tất cả hoặc hầu hết đều là màu xanh lá cây. Bạn biết ngay rằng đó là một thực phẩm lành mạnh. Màu vàng là không cao cũng không thấp. Vì vậy bạn có thể ăn thường xuyên các loại thực phẩm trên nhãn hay hầu hết đều là màu vàng. Màu đỏ trên nhãn là có nhiều chất béo, chất béo bão hòa, muối hoặc đường. Đây là những loại thực phẩm chúng ta nên cắt giảm. Cố gắng hạn chế ăn những thực phẩm này.
Danh sách các thành phần
Hầu hết các thực phẩm đóng gói đều có danh sách các thành phần trên bao bì hoặc trên nhãn đính kèm. Danh sách các thành phần cũng có thể giúp bạn đánh giá mức độ lành mạnh của sản phẩm.
Các thành phần được liệt kê theo thứ tự trọng lượng. Do đó, các thành phần chính trong các thực phẩm đóng gói luôn luôn đứng đầu danh sách. Vì vậy, thành phần đầu tiên là chất béo, như kem, bơ, dầu, thì thực phẩm đó là thực phẩm giàu chất béo.
Lời khuyên mua sắm thực phẩm
Bạn đang ở trong siêu thị nhìn vào hai sản phẩm tương tự, cố gắng để quyết định chọn một trong hai. Bạn muốn có sự lựa chọn lành mạnh nhưng bạn đang vội.
Nếu bạn đang mua thực phẩm ăn liền, hãy kiểm tra xem có nhãn dinh dưỡng trên mặt trước của bao bì không. Sau đó xem xét về: Lượng năng lượng, chất béo, chất béo bão hòa, đường và muối.
Nếu nhãn dinh dưỡng sử dụng mã màu. Bạn thường sẽ thấy một dãy màu đỏ, vàng và xanh lá cây. Vì vậy, khi bạn đang lựa chọn giữa những sản phẩm tương tự. Cố gắng chọn thực phẩm nhiều màu xanh và vàng, và ít màu đỏ.
Nhưng hãy nhớ rằng ngay cả những thức ăn chế biến sẵn lành mạnh, cũng có thể chứa nhiều chất béo và năng lượng hơn bữa ăn bạn tự nấu. Nếu bạn tự nấu ăn cho mình, bạn cũng có thể tiết kiệm tiền.
Thuật ngữ nhãn mác và an toàn thực phẩm
Để tìm hiểu thêm về nhãn thực phẩm, bao gồm: Những thuật ngữ như “light/ lite”, “hàm lượng chất béo thấp” (low fat) có nghĩa là gì? Sự khác biệt giữa thuật ngữ “sử dụng đến ngày” (used by) và “tốt nhất trước ngày” (best before). Đọc thêm các thuật ngữ ghi nhãn thực phẩm (liên kết đến mục 3.b. 3).